Gần một thế kỉ trước, với cái sự suy đồi của đạo đức, luân lý đảo điên, dân chúng khiếp nhược dưới bóng ngoại bang. Cụ Trinh đã có bài diễn thuyết này về các vấn đề đạo đức, luân lý đó.
Cụ Trinh đã chỉ ra rằng, với cái chuyên chế - quân dân - cả ngàn năm trước đã để lại biết bao nhiêu hệ lụy trong con người và xã hội Việt Nam. Dân thì chỉ biết phục tùng, luân lý là luân lý kiểu gia đình, quanh quẩn chỉ có người thân quen. Cụ chỉ ra rằng để có thể cho dân tự cường, nhất thiết phải chuyển cái quan hệ từ gia đình sang với đất nước, có như vậy mới cho con người ta thấy cái trách nhiệm của mình với tổ quốc, để từ đó có những hành động tích cực và ý nghĩa hơn.
Một số đoạn trích:
Chẳng những vua quan chuyên chế mà thôi, họ còn lập mưu khép cả kẻ làm cha, kẻ làm chồng vào cái cạm độc ác ấy nữa để cho tiện việc chuyên chế của bọn họ. Một bọn hủ nho mắc cạn còn vẽ rắn thêm chân vào, đem những tư tưởng rất nông nỗi truyền bá ra để trói buộc dân gian. Như là: "Quân thần chí nghĩa bất khả đào ư thiên địa chi gian", nghĩa là mình sinh ra xứ này phải đội ông vua lên đầu. Tư cách ông vua thế nào, các ông không cần biết đến. Hễ có cái huy hiệu là ông vua thì các ông đội lên thôi! Các ông đã tôn vua lên, tất nhiên các ông phải tôn cha lên mà nói: "Thiên hạ vô bất thị để phụ mẫu" nghĩa là trong trời đất không có cha mẹ nào quấy. Ôi hủ nho! Hủ nho! Cũng vì mấy câu tà thuyết của các ngươi mà gia đình luân lý của nước nhà ta ngày nay trụy lạc đến thế này.
Ta thử nghĩ xem gia đình của ta bây giờ thì cha mẹ coi con như của, nói rằng của mình đã sinh ra, mình muốn thế nào thì phải thế. Đại khái cha mẹ không muốn lo việc đời, thì cũng không muốn cho con lo việc đời, cha mẹ không muốn đi xa nên cũng không muốn cho con đi xa, cha mẹ muốn lòn cúi các ông lớn này, ông lớn nọ để con làm các sở cho vẻ vang thì cũng bắt con như thế, thật không còn gì là cho con một chút tự do. Ấy là tôi nói mấy nhà giàu, còn như các nhà nghèo thì dạy con thì tát, thì chửi, thì đánh thì nói rằng thương con cho roi cho vọt, mà không biết rằng làm như thế là nuôi cho con một cái tính phục tùng nô lệ. Khi còn ở trong gia đình thì thở cái không khí chuyên chế của gia đình, khi đến trường học thì thở cái không khí trong trường học (tính mình hay thích giao con cho một ông thầy dữ đòn) thì làm sao khi bước chân ra ngoài xã hội khỏi quen tính nô lệ, chịu lòn cúi người. Cái tính nô lệ của người mình ngày nay chính là mang từ lúc trong gia đình chuyên chế mà ra vậy.
Không phải cái độc chuyên chế từ xưa đã thâm căn cố đế trong óc người nước ta rồi đấy ư? Tiếng thương nước đã có luật Gia Long cấm (chữ in đậm do HVCD nhấn mạnh). Những kẻ học trò và dân gian không được nói đến việc nước, lo việc nước.
Nước ta đã hư hèn bị mắc trong tay người ta rồi, thì bây giờ ta phải đem lòng thương nước, bênh vực lẫn nhau, mà giúp cho nhau để cứu chuộc lại cái danh giá cùng lợi quyền của ta về sau. Hễ người ta làm việc gì bất công thì mình phải hiệp sức nhau lại mà chống, còn làm việc gì phải chăng thì mình cũng phải nhìn nhận, chớ có thấy chính quyền mình mất rồi mà đem lòng căm tức không kể đến việc hay của người ta.
"Từ nay dân Việt Nam ta phải biết thương nước là tính tự nhiên trời đã phú cho, không thù nghịch gì với người Pháp. Phải có quốc gia luân lý in sâu vào óc thì sự ước ao tự do độc lập của dân tộc ta sau này mới thành tựu được. Tôi ở Pháp về mà nói như thế chắc anh em lấy làm lạ, vì nay người bên Âu châu đã đào sâu chôn chặt cái ái quốc chủ nghĩa rồi, nay tôi lại đem về tuyên bố trong dân gian hóa ra trái ngược với phong trào bên ấy lắm ru? Xin thưa rằng không phải.
Chúng ta phải biết rằng: "Một loài dân trong một nước cũng như bọn học trò trong trường học, phải có thứ lớp, phải tuần tự mà tiến tới, phải qua lớp dưới mới lên lớp trên, không bao giờ nhảy lớp được, nghĩa là phải do gia đình luân lý tiến lên quốc gia luân lý, rồi do quốc gia mà tiến lên xã hội vậy." Thế thì chúng ta cũng phải bước qua cái nền quốc gia luân lý trong đôi ba mươi năm đã, rồi mới có thể mong tiến lên xã hội luân lý được.
Họ nghĩ rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén người này thì mai ắt cũng lấy quyền lực ấy đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau lại phòng ngừa trước. Người ta có ăn học xét kỹ thấy xa như thế, còn nước mình thì sao? Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không liên quan đến mình.
Dầu trôi nổi, dầu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưỡng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong! Dân khôn mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! Chẳng những thế mà thôi, "một người làm quan một nhà có phước", dầu tham, dầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không ai phẩm bình; dầu lấy lúa của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai. Người ngoài thì khen đắc thời, người nhà thì dựa hơi quan, khiến những kẻ ham mồi phú quý không đua chen vào đám quan trường sao được. Quan đời xưa đời nay của ta là thế đấy! Luân lý của bọn thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi - ở nước ta là thế đấy!
---- hết trích
Bản đầy đủ : Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây
Cụ Trinh đã chỉ ra rằng, với cái chuyên chế - quân dân - cả ngàn năm trước đã để lại biết bao nhiêu hệ lụy trong con người và xã hội Việt Nam. Dân thì chỉ biết phục tùng, luân lý là luân lý kiểu gia đình, quanh quẩn chỉ có người thân quen. Cụ chỉ ra rằng để có thể cho dân tự cường, nhất thiết phải chuyển cái quan hệ từ gia đình sang với đất nước, có như vậy mới cho con người ta thấy cái trách nhiệm của mình với tổ quốc, để từ đó có những hành động tích cực và ý nghĩa hơn.
Một số đoạn trích:
Chẳng những vua quan chuyên chế mà thôi, họ còn lập mưu khép cả kẻ làm cha, kẻ làm chồng vào cái cạm độc ác ấy nữa để cho tiện việc chuyên chế của bọn họ. Một bọn hủ nho mắc cạn còn vẽ rắn thêm chân vào, đem những tư tưởng rất nông nỗi truyền bá ra để trói buộc dân gian. Như là: "Quân thần chí nghĩa bất khả đào ư thiên địa chi gian", nghĩa là mình sinh ra xứ này phải đội ông vua lên đầu. Tư cách ông vua thế nào, các ông không cần biết đến. Hễ có cái huy hiệu là ông vua thì các ông đội lên thôi! Các ông đã tôn vua lên, tất nhiên các ông phải tôn cha lên mà nói: "Thiên hạ vô bất thị để phụ mẫu" nghĩa là trong trời đất không có cha mẹ nào quấy. Ôi hủ nho! Hủ nho! Cũng vì mấy câu tà thuyết của các ngươi mà gia đình luân lý của nước nhà ta ngày nay trụy lạc đến thế này.
Ta thử nghĩ xem gia đình của ta bây giờ thì cha mẹ coi con như của, nói rằng của mình đã sinh ra, mình muốn thế nào thì phải thế. Đại khái cha mẹ không muốn lo việc đời, thì cũng không muốn cho con lo việc đời, cha mẹ không muốn đi xa nên cũng không muốn cho con đi xa, cha mẹ muốn lòn cúi các ông lớn này, ông lớn nọ để con làm các sở cho vẻ vang thì cũng bắt con như thế, thật không còn gì là cho con một chút tự do. Ấy là tôi nói mấy nhà giàu, còn như các nhà nghèo thì dạy con thì tát, thì chửi, thì đánh thì nói rằng thương con cho roi cho vọt, mà không biết rằng làm như thế là nuôi cho con một cái tính phục tùng nô lệ. Khi còn ở trong gia đình thì thở cái không khí chuyên chế của gia đình, khi đến trường học thì thở cái không khí trong trường học (tính mình hay thích giao con cho một ông thầy dữ đòn) thì làm sao khi bước chân ra ngoài xã hội khỏi quen tính nô lệ, chịu lòn cúi người. Cái tính nô lệ của người mình ngày nay chính là mang từ lúc trong gia đình chuyên chế mà ra vậy.
Không phải cái độc chuyên chế từ xưa đã thâm căn cố đế trong óc người nước ta rồi đấy ư? Tiếng thương nước đã có luật Gia Long cấm (chữ in đậm do HVCD nhấn mạnh). Những kẻ học trò và dân gian không được nói đến việc nước, lo việc nước.
Nước ta đã hư hèn bị mắc trong tay người ta rồi, thì bây giờ ta phải đem lòng thương nước, bênh vực lẫn nhau, mà giúp cho nhau để cứu chuộc lại cái danh giá cùng lợi quyền của ta về sau. Hễ người ta làm việc gì bất công thì mình phải hiệp sức nhau lại mà chống, còn làm việc gì phải chăng thì mình cũng phải nhìn nhận, chớ có thấy chính quyền mình mất rồi mà đem lòng căm tức không kể đến việc hay của người ta.
"Từ nay dân Việt Nam ta phải biết thương nước là tính tự nhiên trời đã phú cho, không thù nghịch gì với người Pháp. Phải có quốc gia luân lý in sâu vào óc thì sự ước ao tự do độc lập của dân tộc ta sau này mới thành tựu được. Tôi ở Pháp về mà nói như thế chắc anh em lấy làm lạ, vì nay người bên Âu châu đã đào sâu chôn chặt cái ái quốc chủ nghĩa rồi, nay tôi lại đem về tuyên bố trong dân gian hóa ra trái ngược với phong trào bên ấy lắm ru? Xin thưa rằng không phải.
Chúng ta phải biết rằng: "Một loài dân trong một nước cũng như bọn học trò trong trường học, phải có thứ lớp, phải tuần tự mà tiến tới, phải qua lớp dưới mới lên lớp trên, không bao giờ nhảy lớp được, nghĩa là phải do gia đình luân lý tiến lên quốc gia luân lý, rồi do quốc gia mà tiến lên xã hội vậy." Thế thì chúng ta cũng phải bước qua cái nền quốc gia luân lý trong đôi ba mươi năm đã, rồi mới có thể mong tiến lên xã hội luân lý được.
Họ nghĩ rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén người này thì mai ắt cũng lấy quyền lực ấy đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau lại phòng ngừa trước. Người ta có ăn học xét kỹ thấy xa như thế, còn nước mình thì sao? Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không liên quan đến mình.
Dầu trôi nổi, dầu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưỡng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong! Dân khôn mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! Chẳng những thế mà thôi, "một người làm quan một nhà có phước", dầu tham, dầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không ai phẩm bình; dầu lấy lúa của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai. Người ngoài thì khen đắc thời, người nhà thì dựa hơi quan, khiến những kẻ ham mồi phú quý không đua chen vào đám quan trường sao được. Quan đời xưa đời nay của ta là thế đấy! Luân lý của bọn thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi - ở nước ta là thế đấy!
---- hết trích
Bản đầy đủ : Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây