các loại "sinh vật thượng đẳng" ở nước Nam

Tôi dùng cụm từ "sinh vật thượng đẳng" vì để chỉ những sinh vật thuộc loài người, nhưng phần nhiều trong số đó không biết mình là người, hơn nữa cũng có thành phần đi bảo vệ tính "vô nhân" của mình nữa.



Tôi tự đặt ra chuẩn mực để xét đoán một sinh vật thượng đẳng là người hay không, dựa vào 3 tính chất:
- Có tự do: Nghĩa là nhận thức được quyền được tự do của mình, và có quyền thực hiện được những quyền tự do đó. Tự do đến mức nào thì xem xét sau, nhưng không biết mình có tự do, hoặc giao phó hết tự do của mình cho kẻ khác (nói cách khác là bán linh hồn cho quỷ dữ) thì không phải là người nữa.
- Tự nhận thức (tự vấn): là khả năng xuy xét, suy nghĩ và xác thực các thông tin trong cuộc sống. Một sinh vật thượng đẳng mà không có chính kiến, không biết suy nghĩ thì chẳng khác gì một con vật được chăn dắt.
- Biết đấu tranh bảo vệ cho quyền lợi của mình (ít nhất là 2 điều trên): Vì nếu không biết đấu tranh thì có là người đi chăn đi nữa cũng dễ dàng bị kẻ khác áp đặt mình thành thú vật để dễ bề sai khiến.

Dựa vào các tính chất trên, tôi nhìn chung thì thấy toàn cảnh nước Nam ta hiện nay có những loại sinh vật thượng đẳng sau:
- Người ác
- Cừu - Nô lệ
- Người

Người ác: những người này nhận thức được những quyền lợi mà một con người đáng nhận được. Họ đang có quyền lực thống trị. Nhưng cái chủ nghĩa của họ đang theo, và cả vì muốn nắm giữ quyền lực vĩnh viễn cho cộng đồng của họ. Họ sẵng sàn dùng nhiều thủ đoạn để tước đoạn tự do của những người khác mà họ đang "cai trị". Họ hạn chế sự truyền đạt cũng như dạy dỗ khả năng tự nhận thức cho các thế hệ sinh vật thượng đẳng tiếp theo. Và hiển nhiên, họ thẳng tay đàn áp bất kì thành phần nào đi ngược lại 2 điều trên: dám đòi hỏi tự do và phổ biến sự tự nhận thức.
  • Tước đoạt tự do: Ở đây tôi liệt kê ra 3 loại tự do mà một xã hội của người cần có, mà ở nước Nam thì không, đó là
    • Tự do thông tin: tình trạng tự do thông tin bây giờ ở nước Nam có thể nói là cực kỳ tệ hại. Xếp hạng tự do báo chí luôn luôn nằm trong nhóm chót bảng. Mà để biết báo chí có cái vai trò to lớn gì trong tổ chức chính trị, xã hội thì nên đọc ở đây. Xã hội càng hiện đại và tổ chức càng phức tạp thì báo chí càng có vai trò to lớn để thông tin giữa xã hội được thông suốt. Hạn chế báo chí tự do nghĩa là bịt miệng, bịt tai, bịt mắt của những sinh vật thượng đẳng còn lại.

    • Tự do chính trị: "Mỗi con người là 1 sinh vật chính trị" - Aristole . Nghĩa là mỗi cá thể con người đều có quyền tham gia hoạt động chính trị. Nhưng ở nước Nam hiện tại thì khác. Rỏ ràng nhất là không ai được quyền làm chính trị ở VN nếu không có lý lịch thỏa đáng (nhất là không có thành viên của gia đình làm việc trong chính quyền cũ). Lãnh đạo đất nước phải là Đảng Cộng Sản Việt Nam, điều 4 hiến pháp 2013 ghi rỏ điều này. Hạn chế quyền sinh hoạt xã hội chính trị của những sinh vật thượng đẳng khác đồng nghĩa là tước bỏ quyền làm người của họ.
    • Tự do giáo dục: Ở nước Nam không có một sách giáo khoa nào khác được chấp nhận để dạy cho con trẻ ngoài sách giáo khoa do bộ giáo dục biên soạn, hoặc kiểm duyệt (đối với một số ít trường quốc tế ?). Phương pháp dạy học như là trui rèn phản xạ, chứ không phải rèn luyện để huy động suy nghĩ của trí óc. Sách thì bị cấm hoặc bị kiểm duyệt, lịch sử thì bị sào nấu... Nhiều lắm không kể hết. 
  • Trấn áp những người đòi hỏi quyền làm người. Đi kèm với các biện pháp để hạn chế tự do và các vấn đề khác. Những người trong nhóm người ác này còn có rất nhiều biện pháp, sử dụng lực lượng vũ trang (công an, quân đội) vào việc đàn áp và khủng bố bất kì ai, tổ chức nào dám chống đối hoặc có suy nghĩ khác biệt.
Cừu: Loại này là loại đáng thương nhất trong xã hội nước Nam ta hiện tại. Được chia ra làm 2 thành phần: thành phần bị tẩy não, và thành phần bị tẩy não và làm công cụ tẩy não người khác, cũng như đàn áp những người khác.
  • Bị tẩy não: Trước khi viết tiếp, rằng tôi tiết thương cho những sinh vật thượng đẳng ở nhóm này nhất, và tất cả mục đích sống của tôi hiện tại là giúp đỡ những "con người" này. Quá trình tẩy não diễn ra rất lâu trước đây. Từ khi chủ thuyết cộng sản vào du nhập vào nước Nam ta những năm 30 thế kỷ trước. Hãy xem một đoạn đối thoại trong tự truyện "một cơn gió bụi" của cụ Trần Trọng Kim với một người Việt Minh thời đó:
"Tôi thấy tình thế ấy, tôi bảo ông Phan Kế Toại đi tìm một vài người Việt Minh đến nói chuyện, vì lúc ấy tôi còn tưởng đảng Việt Minh dù theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng chắc cũng nghĩ đến tương lai nước nhà. Hôm sau ông Toại đưa một thiếu niên Việt Minh đến, tôi nói: "Chúng tôi ra làm việc chỉ vì nước mà thôi, chứ không có ý cầu danh lợi gì cả, tôi chắc đảng các ông cũng vì nước mà hành động. Nếu vậy chúng ta tuy đi con đường khác nhau, nhưng cũng một mục đích như nhau, các ông thử xem ta có thể hợp tác với nhau, kẻ ở trong người ở ngoài, để cứu nước được không?".
Người ấy nói:

„Sự hành động của chúng tôi đã có chủ nghĩa riêng và có chương trình nhất định để đem nước đến chỗ hoàn toàn độc lập. Chúng tôi có thể làm lấy được.”

„Sự mưu cầu cho nước được độc lập cũng là mục đích của chúng tôi, nhưng vì đi đường thẳng có nhiều sự khó khăn nên chúng tôi phải uyển khúc mà đi từ từ có lẽ chắc chắn hơn.“

„Chúng tôi chỉ có một con đường thẳng đi đến hoàn toàn độc lập chứ không có hai.“

„Theo như ý các ông như thế, tôi sợ rất hại cho dân, mà chưa chắc đã thành công được.“

„Chúng tôi chắc thế nào cũng thành công. Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù người trong nước mười phần chết mất chín, chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại, còn hơn với chín phần kia.”

Rồi người ấy ngồi đọc một bài hình như đã thuộc lòng để kể những công việc của đảng Việt Minh. Tôi thấy thái độ người ấy như thế, tôi biết không thể lấy nghĩa lý nói chuyện được.

Tôi nói:

„Nếu các ông chắc lấy được quyền độc lập cho nước nhà, các ông không vào chính phủ làm việc, cần gì phải đánh phá cho khổ dân?“

„Chúng tôi sẽ cướp lấy quyền để tỏ cho các nước Ðồng Minh biết chúng tôi mạnh, chứ không chịu để ai nhường.“

„Các ông chắc là các nước Ðồng Minh tin ở sức mạnh của các ông không?“

„Chắc lắm. Chắc trăm phần trăm.”

„Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử.“" 

Đoạn trích trên dài, nhưng cũng thấy được rỏ công hiệu của sự tẩy não là thế nào. Hiện nay, 12 năm học, với sự nhồi nhét từ nhỏ, hầu hết những học sinh bước sang tuổi mười tám đều là những con cừu đích thực! Không tự nhận được quyền làm người của mình thì chính là tinh thần của giống nô lệ vậy!
  • Những chiến binh cừu: Đây là thành phần tôi thương hại nhất trong giống cừu này. Họ bị tẩy não, đó là điều hiển nhiên. Tôi không muốn nói họ ngu dốt, nhưng dùng từ ngu dốt thì đúng hơn, nhưng thông không nên dùng. Họ là những chiến sĩ cừu, vì vốn dĩ bị tẩy não và tin mình là cừu, họ đấu tranh cho cái địa vị đó của mình. Kèm theo nữa, điều này tôi nói họ ngu dốt, là họ đi bảo vệ và thuyết phục những con người hiếm hoi còn lại rằng hãy làm cừu như họ đi! Thà rằng giống cừu thì dễ chăn dắt, nhưng những chiến binh cừu này có giá trị hơn trong số đó. Họ được những người ác sử dụng triệt để vào việc đà áp và khủng bố những con người còn lại.
Người: May thay, ông trời còn thương cái nước Nam nhỏ bé này. Dù chiếc máy tẩy não và mị dân làm việc tốt đến mấy đi nữa thì vẫn để sót một số ít sinh vật thượng đẳng, nhờ đó mà họ học tập và giữ được phẩm người của mình. Làm thế nào để đạt được điều đó.
  • Tự Học: Mạng toàn cầu. Tôi thấy sự may mắn cho nước Nam nằm ở công nghệ hiện đại này. Sách có thể bị đốt, truyền thông có thể làm dối trá để mị dân, nhưng mạng toàn cầu, muốn chặn được thì rất khó. Những người ác đã cố chặn rồi, nhưng do ra tay quá chậm, không kịp thời như những người đồng chí của họ ở Tàu hay Triều Tiên, nên bây giờ họ làm cũng không kịp. Mà thông tin trên mạng thì nhiều lắm. Tìm nguồn tin tin cậy và tìm hiểu thôi.
Là cừu thì làm gì để thành người: TỰ VẤN và đấu tranh. Đây là 2 thứ quan trọng nhất mà những người ác đã tước đoạt từ những sinh vật thượng đẳng trong quá trình biến họ thành cừu.
  • Phải học cách suy nghĩ bằng sự khách quan và suy xét. Đọc những tác phẩm về tổ chức xã hội chính trị, làm người được dựng nhiều ở kệ sách (Tự do luận, chính trị luận, bàn về khế ước xã hội, tại sao những quốc gia thất bại, đường về nô lệ...).
  •  Đấu tranh: Đấu tranh ở đây không chỉ là để đòi lại quyền làm người của mình, mà còn là để giúp những cộng đồng cừu còn lại tiến lên làm người. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn với những bạn cừu còn lại. Nếu bạn sợ, thì hãy luôn tự nhắc mình rằng làm con cừu bị ngừoi khác chăn dắt thì còn khốn khổ hơn là ngồi tù, hơn nữa, có 90 triệu cái cũi tù cho 90 triệu con cừu muốn làm người hay không?

Bức tranh phức tạp, mấy đường bút thì không thể vẻ rỏ nét và chi tiết được. Nhưng hi vọng các bạn, những người đọc được, tự suy xét xem mình đang là thành phần nào. Hãy tiến hóa đi, những con cừu nước Nam!

No comments:

Post a Comment